Chào mừng Quý Khách tới Uw88 !!!

Phác Đồ Điều Trị Tụ Huyết Trùng Gà Dứt Điểm

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on reddit
Phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà

Nội Dung Chính

Phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà dứt điểm hiệu quả nhất hiện nay. Bệnh tụ huyết trùng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia cầm. Đây là căn bệnh có khả năng gây chết đàn cao lên tới 80-90% mang đến thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi nếu như không phát hiện và chữa trị kịp thời. Để giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà hiệu quả nhất. Cùng tham khảo nhé!

Bệnh tụ huyết trùng là gì?

Phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà
Phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà hay còn gọi là bệnh toi gà là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh này có thể xuất hiện trên gà ở mọi giai đoạn phát triển. Nó là căn bệnh nguy hiểm với tốc độ diễn tiến nhanh và có thể gây chết hàng loạt.

Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà

Chuẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gà
Chuẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gà

Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella multocida gram âm gây ra. Bệnh có thể phát triển trên mọi lứa tuổi ở gà tuy nhiên phổ biến nhất là ở gà trên 21 ngày tuổi. Bệnh có diễn biến cực nhanh, bộc phát đột ngột, tỷ lệ chết cao. Con đường lây lan chủ yếu của bệnh là do:

  • Gà bị lây qua đường nước uống, thức ăn có mầm bệnh.
  • Mắc bệnh từ lợn.
  • Tiếp xúc qua các vết trầy xước của con bệnh.
  • Khi ghép đàn chung, nhốt chung với gà bị mắc bệnh gây nên tình trạng truyền nhiễm ngang theo đường hô hấp hay tiêu hóa.

Biểu hiện bệnh tụ huyết trùng gà

Biểu hiện gà bị tụ huyết trùng
Biểu hiện gà bị tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra vào lúc thời tiết chuyển mùa, thay đổi đột ngột. Bệnh này có 3 thể với những biểu hiện khác nhau. Người nuôi sẽ căn cứ vào các thể bệnh để chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gà và lựa chọn phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà hiệu quả nhất.

Thể quá cấp tính

Ở thể này, gà chết rất đột ngột, chưa cả nhận thấy rõ triệu chứng. Nếu để ý kỹ thì sẽ thấy chúng ủ rũ rồi chết sau đó chỉ sau khoảng 1-2 giờ.

Có rất nhiều trường hợp gà đang ăn thì lăn đùng ra chết hay gà mái chết ngay trên tổ đẻ hay góc chuồng.

Ở thể này sẽ thấy da gà tím bầm, tích căng phồng, từ mũi miệng chảy ra chất nhờn lẫn máu.

Thể cấp tính

Thể này phổ biến hơn, gà sẽ xuất hiện các biểu hiện như xù lông, sốt cao 41-42 độ, ủ rũ, sã cánh, đi lại chậm chạp. Từ mũi miệng gà thấy xuất hiện chất nhớt chảy ra có lẫn máu màu nâu sẫm. Gà có thể bị tiêu chảy, phân có màu nâu hoặc trắng ở giữa thời kỳ bệnh. Dần dần chúng khó thở, mào tím bầm và cuối cùng chết vì ngạt thở.

Thể mãn tính

Gà bệnh sẽ xuất hiện hiện tượng viêm khớp, tế bào hoại tử sau dần dần cứng lại. Phân gà có nhớt màu vàng, gà trở nên ủ rũ, gầy còm, mắt sưng và viêm. Triệu chứng thần có thể xuất hiện do hiện tượng hoại tử tế bào ở màng não.

Bệnh tích sau khi giải phẫu

Bệnh tích bệnh tụ huyết trùng gà
Bệnh tích bệnh tụ huyết trùng gà

Sẽ thấy các biểu hiện sau khi mổ khám xác gà:

  • Xác gà vẫn béo khi chết. Thịt nhão, cơ bắp tím bầm do bị tụ huyết. Có dịch nhớt keo nhày ở dưới da.
  • Tim gà sưng to, quan sát khá rõ thấy những nốt hoại tử màu trắng. Lớp mỡ vành tim bị xuất huyết.
  • Phổi tụ máu, xuất huyết, có màu nâu sẫm, phế quản chứa nhiều dịch nhớt có bọt màu vàng.
  • Gan hơi sưng, trên bề mặt gan xuất hiện các nốt hoại tử, có màu vàng nhạt hay trắng xám, to bằng đầu mũi kim.
  • Nách hơi sưng, bị tụ máu.
  • Niêm mạc ruột sưng viêm, tụ huyết.
  • Buồng trứng: mềm nhão nang noãn ở gà trưởng thành. Ở gà chưa trưởng thành thì nang trứng có thể bị sung huyết.

Phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà

Để đạt hiệu quả nhất thì cần điều trị ngay khi mới phát hiện và chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gà. Để tránh trường hợp bệnh chuyển thể mãn tính mà giảm hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà chọi thứ nhất

Phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà
Phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà
  • Sử dụng thuốc Bio Amoxicillin 50% hay Ampi Coli với liều lượng như sau: Mỗi lần dùng, 100 gram thuốc dùng cho 1000kg gà. Một ngày cho gà sử dụng 2 lần và dùng liên tục trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày.
  • Hoặc mỗi lần sử dụng 100gram Bio Amoxycoli cho 700 – 800kg gà. Dùng 2 lần mỗi ngày trong khoảng từ 3 – 5 ngày liên tục.
  • Hoặc mỗi lần sử dụng 100gram thuốc Bio Ampicoli Max cho 500 – 700kg gà. Dùng 2 lần mỗi ngày trong khoảng 3-5 ngày liên tục.

Song song với sử dụng thuốc thì cần kết hợp bổ sung vitamin, chất điện giải, thuốc giải độc gan thận nhằm tăng cường sức đề kháng cho gà chống chọi với bệnh tật. Có thể dùng một số loại thuốc phổ biến như: Bio Sorbitol, Han Sobitol hay Permasol,.. sử dụng theo liều lượng đã được chỉ định. Bổ sung dưỡng chất là yếu tố giúp phác đồ điều trị tụ huyết trùng ở gà chọi hiệu quả nhanh hơn.  

Phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà thứ hai

Phác đồ điều trị tụ huyết trùng ở gà
Phác đồ điều trị tụ huyết trùng ở gà

Phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà thứ 2 này áp dụng để điều trị gà bị bệnh tụ huyết trùng ở thể cấp tính. Sử dụng thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng để hạn chế tối đa tỷ lệ chết trên đàn.

  • Sử dụng thuốc Lincospectoject hoặc Linspec 5/10 theo liều lượng 1ml cho 3-4kg gà. Tiêm 1 lẫn mỗi ngày và làm liên tục trong 3 ngày.
  • Uv Sigen theo liều lượng: 1 ml cho 6 kg gà, ngày tiêm 1 lần và liên tục trong 3 ngày.
  • Vidan T theo liều lượng:1 ml cho 3 – 4 kg gà, tiêm 1 lần mỗi ngày và liên tục trong 3 ngày.
  • Ceftiketo theo liều lượng: 1 ml cho 4 -5 kg gà, tiêm 1 lẫn mỗi ngày và liên tục trong 3 ngày là khỏi

Phòng bệnh tụ huyết trùng gà

Ngoài phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà tốt nhất, người nuôi cũng cần chú ý đến các biện pháp phòng bệnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là những biện pháp phòng bệnh đơn giản, dễ thực hiện:

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, khu chăn nuôi. Đảm bảo thoáng mát, khử trùng định kỳ, trước khi thả lứa mới cần đẻ chuồng trống một thời gian.
  • Con giống khi mới mang về cần theo dõi tình trạng sức khỏe bằng cách nuôi nhốt riêng khoảng 1 tháng.
  • Có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ. Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung thêm các loại thuốc bổ, men tiêu hóa như vitamin B.COMPLEX, vitamin C,..
  • Cho gà uống kháng sinh để phòng bệnh vào những thời điểm giao mùa. Có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh như:  BIO-AMOX + TYLOSIN, AMPI COLI, T.Colovic.
  • Vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột có thể cho gà ăn tỏi ngâm rượu.
  • Tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng cho gà lúc được 1 tháng tuổi.

Bệnh tụ huyết trùng có tỷ lệ chết nhanh và cao đến 90% do vậy cần có biện pháp phòng trị hiệu quả. Qua những chia sẻ về phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà dứt điểm trên đây hy vọng đã giúp bà con có thêm kinh nghiệm chăn nuôi. Theo dõi chúng tôi để nhận được những mẹo và cách chăm sóc tốt cho đàn gà nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Link Xem Lens vs PSG (Acestream) | Trực tiếp 02h45 ngày 2/1

Lens vs PSG – Link sopcast + acestream VĐQG Pháp Ligue 1 vòng 16, trực tiếp cuộc đối đầu diễn…

Link Xem Nottingham Forest vs Chelsea (Acestream) | Trực tiếp 23h30 ngày 1/1

Nottingham Forest vs Chelsea – Link sopcast + acestream Ngoại Hạng Anh vòng 17, trực tiếp cuộc đối đầu diễn…

Link Xem Lyon vs Clermont Foot (Acestream) | Trực tiếp 23h00 ngày 1/1

Lyon vs Clermont Foot – Link sopcast + acestream VĐQG Pháp Ligue 1 vòng 16, trực tiếp cuộc đối đầu…

Link Xem Tottenham vs Aston Villa (Acestream) | Trực tiếp 21h00 ngày 1/1

Tottenham vs Aston Villa – Link sopcast + acestream Ngoại Hạng Anh vòng 17, trực tiếp cuộc đối đầu diễn…

Link Xem Brighton vs Arsenal (Acestream) | Trực tiếp 00h30 ngày 1/1

Brighton vs Arsenal – Link sopcast + acestream Ngoại Hạng Anh vòng 17, trực tiếp cuộc đối đầu diễn ra…

Link Xem Real Sociedad vs Osasuna (Acestream) | Trực tiếp 22h15 ngày 31/12

Real Sociedad vs Osasuna – Link sopcast + acestream VĐQG TBN La Liga vòng 15, trực tiếp cuộc đối đầu…

Đăng Ký Tài Khoản Chơi Đá Gà Online Tại UW88 NHẬN NGAY
Hello. Add your message here.