Gà bị sủi bọt ở mắt không phải bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm hay đến mức chết gà tuy nhiên bệnh này khiến thị lực của gà giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất chăn nuôi. Đặc biệt với gà đá thì sẽ làm giảm tỷ lệ đá trúng đối phương ở những bộ phận hiểm hóc, nặng hơn có thể dẫn đến hỏng mắt gà và không thể thi đấu. Nhưng nguyên nhân do đâu mà mắt gà bị sủi bọt? Bệnh này có lây lan không? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào cho hiệu quả?
Gà bị sủi bọt mắt là bệnh gì?
Gà bị sủi bọt ở mắt là căn bệnh thường gặp ở gà và xảy ra phổ biến ở lứa tuổi trưởng thành. Bệnh này một phần là do tác động từ môi trường và từ sự chủ quan trong việc chăm sóc gà của người chăn nuôi. Các triệu chứng của bệnh này thường khá giống với bệnh gà bị sưng mắt. Bệnh lý này có thể khiến cho mắt gà bị sưng có bọt, chảy nước mắt có bọt, vừa ảnh hưởng sức khỏe vừa làm giảm thị lực của gà.

Triệu chứng bệnh gà bị sủi bọt ở mắt
Khi gà bị đau mắt có bọt thì triệu chứng đầu tiên dễ quan sát được là gà có biểu hiện hay gãi vào mắt. Sau đó thấy một bên mắt của gà sưng lên hoặc sưng cả 2 bên. Sưng mắt sẽ đi kèm với chảy nước mắt có bọt trắng. Những dấu hiệu trên hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường.
Bên cạnh đó triệu chứng còn phụ thuộc vào nguyên nhân khiến gà bị đau mắt, như:
- Do vi khuẩn, bụi bẩn: triệu chứng thường thấy đó là đau mắt, sủi bọt mắt, chảy nước mắt và khò khè. Hay có thể thêm biểu hiện đi ngoài do kết hợp những bệnh khác trong cơ thể gà nên ra.
- Do giun, sán: ở thể này thì tình trạng bệnh đã nặng hơn. Ngoài việc gà bị chảy nước mắt, sủi bọt thì còn liên quan giác mạc do giun, sán xâm nhập.

Nguyên nhân khiến gà bị sủi bọt ở mắt
- Gà bị sủi bọt ở mắt có thể do môi trường chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng và mầm bệnh gây nên.
- Các bệnh lý về mắt và đường hô hấp cũng xảy ra do không khí trong chuồng không thông thoáng, có chứa nhiều khí độc như CO2, H2S, NH2,…
- Do định kỳ không tẩy giun, sán cho gà khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Bởi bên cạnh việc mắt gà bị sủi bọt thì còn liên quan đến giác mạc bên trong do giun sán xâm nhập. Bệnh này rất nguy hiểm và được gọi là gà bị sán mắt.
- Do gà dùng chân gãi mắt gây trầy xước khiến vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập gây đau mắt.
Trị dứt điểm gà bị sủi bọt ở mắt
Cần phải biết được nguyên nhân chính gây ra bệnh để có cách điều trị phù hợp, có như vậy vừa không gây lãng phí vừa mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.
Điều trị gà bị sủi bọt ở mắt do tác động bên ngoài
Ở thể này rất dễ nhận biết, bên cạnh việc gà bị chảy nước mắt có bọt thì thường đi kèm triệu chứng gà bị hen khạc. Ở thể này thì cách điều trị khá đơn giản với thời gian điều trị nhanh và đặc biệt là không tốn quá nhiều chi phí. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:
- Sử dụng nước muối pha loãng để vệ sinh mắt của gà.
- Sử dụng thuốc mỡ để bôi cho gà liên tục trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày.
- Nếu như gà bị sủi bọt ở mắt ở giai đoạn nặng thì tiêm Tylosin 1 ngày/ 1 lần với liều lượng 2,5ml là gà sẽ khỏi.

Chú ý: Nếu gà bị sủi bọt ở mắt kèm theo hiện tượng khò khè, hen thì nên sử dụng thuốc đặc trị hen của gà chọi Việt Nam hay của Thái Lan đều ok.
Cách điều trị sán lên mắt gà gây sủi bọt ở mắt
Triệu chứng gà bị giun sán dẫn đến vấn đề đau mắt thường triệu chứng dễ nhìn thấy nhất là khi nhìn vào mắt thấy mắt gà thấy có sán bên trong. Ở thể này thì tình trạng đã nặng hơn và biểu hiện thường thấy là mí mắt sụp, mắt sưng tướng lên. Nếu như tình trạng này để lâu ngày sẽ gây mù mắt.
Với tình trạng bệnh này thì phải sử dụng thuốc đặc trị Levamisole. Sử dụng liên tục trong 5 ngày và tiếp tục theo dõi tình trạng, sức khỏe của gà. Số lần tiêm thuốc trong 1 ngày sẽ giảm dần nếu đỡ và dùng cho đến khi mắt gà khỏi hẳn thì thôi.

Cách trị gà bị sủi bọt mắt bằng muối ăn
Cách phòng tránh gà bị sủi bọt ở mắt
Mọi người cần phải biết cách phòng tránh cho gà bởi phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cần một phương pháp hợp lý để duy trì sức đề kháng, thể trạng của gà tốt nhất. Dưới đây là một số bí quyết người chăn nuôi cần nắm được.
Giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
Gà có thể mắc nhiều bệnh khác nhau nếu vệ sinh chuồng trại không sạch sẽ bởi vậy bắt buộc khu chăn thả, nuôi nhốt phải luôn thông thoáng, sạch sẽ. Khu nuôi nhốt thông thoáng nhưng phải đảm bảo nhiệt độ ổn định, gà sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu có tình trạng nhiệt độ lúc quá nóng, lúc quá lạnh. Bên cạnh đó, theo định kỳ nên sử dụng thuốc khử trùng, tiêu độc, vôi bột.
Chế độ ăn uống hợp lý
Song song việc cho gà ăn các loại thức ăn thông thường thì nên bổ sung các thức ăn giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là rau củ quả, thức ăn tanh là tốt nhất. Ngoài ra có thể sử dụng chất khoáng, thuốc bổ bổ sung để trộn vào thức ăn, nước uống cho gà.

Tiêm phòng đầy đủ
Đặc biệt nên chú ý lịch tiêm phòng đầy đủ từ khi là gà con. Có như vậy thì cơ thể gà mới phát triển khỏe mạnh, giúp giảm thiểu các bệnh thông thường.
Các loại vacxin cần thiết như rubella, đậu,… và đừng quên tẩy giun sán định kỳ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bệnh gà bị sủi bọt ở mắt là bệnh tương đối dễ chữa và dễ nhận biết. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm tuy nhiên để gà mau khỏi thì cũng có thể cách ly để tiện việc chăm sóc. Hiệu quả điều trị càng cao khi phát hiện bệnh sớm. Bởi thế cần sự quan sát thường xuyên để đảm bảo gà phát triển khỏe mạnh. Và mong rằng những kiến thức trên đây UW88vn gửi đến anh em sẽ mang tới kinh nghiệm bổ ích để anh em chăn nuôi gà tốt nhất và tác dụng cao.