Gà bị chảy nước mũi là triệu chứng điển hình của các bệnh về đường hô hấp. Gà sẽ bị chảy nước mũi nặng hơn và khó chữa trị nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời. Nhưng gà bị chảy nước mũi là bệnh gì? nguyên nhân gây ra bệnh là tạo sao và cách điều trị hiệu quả nhất là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Gà bị chảy nước mũi là bệnh gì?
Gà bị chảy nước mũi là dấu hiệu điển hình khi gà mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh sổ mũi. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà dấu hiệu đi kèm biểu hiện khác nhau.
Nguyên nhân gà bị chảy nước mắt, nước mũi
Có 2 nguyên nhân chính khiến gà bị chảy nước mũi, thứ nhất đó là do bệnh sổ mũi thông thường và nguyên nhân thứ 2 đó là do bệnh sổ mũi truyền nhiễm, điển hình là bệnh Crozyra.
Gà bị chảy nước mũi do bệnh sổ mũi thông thường
Nếu khi thay đổi thời tiết khiến gà bị chảy nước mũi do bệnh sổ mũi thông thường thì bên cạnh dấu hiệu gà bị chảy nước mũi còn kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, hơi ủ rũ, tình trạng này không quá đáng lo ngại. Dưới đây là nguyên nhân khiến gà bị chảy nước mũi thông thường:
- Không gian ẩm thấp do môi trường sống, chuồng trại của gà không đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh cẩn thận khiến cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển.
- Một nguyên nhân nữa khiến gà bị chảy nước mũi là do chúng chưa kịp thích nghi với điều kiện thời tiết, nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Nguyên nhân thứ ba khiến gà bị chảy nước mũi là do sau khi xảy ra các cuộc ẩu đả, gà không được chăm sóc cẩn thận khiến cho sức đề kháng của chúng bị suy giảm từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Gà bị chảy nước mũi do bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Crozyza)
Vi khuẩn Haemophilus gallinarum (vi khuẩn Gram (-)) là nguyên nhân khiến gà bị chảy nước mũi do bệnh Crozyzza, đây là bệnh hô hấp cấp tính. Các con đường mà vi khuẩn này có thể lan truyền đó là:
- Đàn gà khỏe mạnh bị lây nhiễm từ những đàn gà bệnh (do di chuyển hay nhập đàn mới tới nơi khác đã có mầm bệnh từ trước).
- Lây nhiễm qua môi trường chuồng trại, con vật hít hoặc nhiễm phải mầm bệnh từ phần đã bị nhiễm.
- Lây qua con đường thức ăn nước uống. Những con khác sẽ lây từ thức ăn, nước uống do những gà bệnh chảy dịch viêm từ mũi xuống.
Dấu hiệu
Gà bị chảy nước mũi do Crozyza thông thường sẽ có các biểu hiện đi kèm sau khi nhiễm bệnh từ 30-48 giờ:
- Sưng mặt và sưng đầu (phù mặt hay đầu).
- Lúc đầu dịch viêm chảy ra từ mũi trong sau đó đặc và đóng cục mủ trắng. Thấy cứng khi ấn tay vào và nhìn 2 bên mũi phình to.
- 2 mí mắt bị dính lại do mắt bị viêm kết mạc, khi đó gà chỉ mở mắt được 1 phần hoặc không mở được.
- Có một số con bị thở khó, khò khè và ho vào giai đoạn cuối (gà bị nghẹt thở do dịch viêm cô đặc trong xoang mũi).
- Gà đẻ trứng bị giảm do gà ăn kém.
Gà bị chảy nước mũi do 2 bệnh khác nhau sẽ có triệu chứng, dấu hiệu đặc trưng bởi vậy cần xác định bệnh để có cách điều trị hiệu quả và đúng đắn.
Cách điều trị gà chọi bị chảy nước mũi
Chữa trị gà bị chảy nước mũi do bệnh sổ mũi thông thường
Với trường hợp này thì chỉ cần dùng một số cách dưới đây:
- Lấy tỏi rồi băm nhỏ sau đó trộn vào thức ăn.
- Đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh để tránh ẩm mốc, thoáng mát và dùng các thiết bị, đèn để sưởi ấm cho gà.
- Giúp gà khỏe mạnh bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất.
Trị gà bị chảy nước mũi do bệnh Crozyza
Trong trường hợp gà bị chảy nước mũi do bệnh Crozyza thì bà con cần thực hiện theo những bước sau:
1. Với những con có dấu hiệu bệnh thì cần cách ly riêng để tiện chăm sóc.
2. Đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh cả các dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ mỗi tuần 1 lần tiến hành phụ tiêu độc, khử trùng chuồng trại bằng Iodine 10% hay Bencid 200.
3: Sử dụng thuốc cho gà bao gồm:
- Các loại thuốc có thành phần Paracetamol như: Para C30 hay Para C10 để hạ sốt.
- Dùng thuốc long đờm làm giãn phế quản như Brom-Hexine,…
- Dùng kháng sinh đường hô hấp ở gà như: Tilmico 250, Doxy 50,…
- Tilmico 250: Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn theo liều 1ml/15-20Kg TT tương đương 1ml/3-4 lít nước.
- Doxy 50: Trộn với thức ăn hoặc hòa vào nước uống theo liều 1g/ 4 – 5 lít nước, tương đương 1g/ 20 – 25kg thể trọng.

4. Dùng Vitamin C15, Gluco K + C,.. để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cho gà.
Tham khảo video: Xử lý gà bị chạy nước mũi, nước mắt hiệu quả ( Via: Hiếu Trà Vinh)
Cách phòng tránh bệnh gà bị sổ mũi
Để phòng bệnh gà bị chảy nước mũi hiệu quả thì cần lưu ý một số điều như sau:
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh để không gian sống bị hôi thối, ẩm mốc. Nên đặt chuồng gà ở những vị trí có nhiều ánh sáng tự nhiên để giúp gà tổng hợp được những chất cần thiết cho cơ thể, bên cạnh đó giúp gà chống bị lạnh.
Từ lúc 2 – 3 ngày tuổi hoặc theo quy định của từng loại vacxin thì tiến hành cho gà tiêm/ uống vacxin ngừa cúm.
Khi có dấu hiệu thay đổi thời tiết thì cần bổ sung đèn điện, thiết bị sưởi bởi gà rất nhạy cảm với lạnh.

Ngay khi phát hiện những con gà bệnh thì cần cách ly với những con gà khỏe mạnh để tránh lây lan giữa các cá thể gà trên diện rộng.
Trong cùng một chuồng thì không nên nuôi nhiều loại gà khác nhau.
Đối với gà đá cần tuân thủ quy trình om bóp, vỗ đờm sau khi đi đá về.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức khi gà bị chảy nước mũi mà uw88vn muốn cung cấp tới bạn đọc. Người chăn nuôi nên thường xuyên quan sát đàn gà và chủ động phòng ngừa từ sớm để tránh việc gà bị nhiễm bệnh.