Cách chữa cho gà bị đờm dứt điểm nhanh chóng và hiệu quả. Gà bị khò khè lên đờm không hiếm gặp khi chăn nuôi gà và thường bắt gặp chủ yếu trong mùa lạnh. Tình trạng này sẽ dẫn tới gà bị khó thở, sổ mũi, ảnh hưởng tới thể chất và sinh hoạt của gà. Nếu tích tụ lâu ngày không khỏi sẽ khiến gà bị suy nhược, ốm yếu, sụt cân, đặc biệt nếu là gà chọi thì chúng sẽ bị yếu chân, tụt lực, khó có thể tiếp tục tham gia vào những trận chiến. Vậy phải làm sao khi gà bị lên đờm? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn người nuôi gà chọi cách chữa cho gà bị đờm do hen nhé!
Tại sao gà bị khò khè lên đờm?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến gà gặp phải tình trạng này nhưng nguyên nhân chính là do hệ hô hấp. Thông qua các biểu hiện bên ngoài của gà thì người nuôi có thể quan sát. Xem một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị lên đờm dưới đây để có cách chữa cho gà bị đờm phù hợp.
Gà bị hen lâu ngày
Gà bị hen lâu ngày, chúng sinh ra đờm, dãi nhiều trong họng và mũi khiến gà bị khó thở, nguyên nhân khiến gà bị hen có thể do:
- Gà bị viêm thanh quản, viêm phế quản lâu ngày, dấu hiệu đi kèm với khò khè là thận sưng, đờm có màu hồng ở mũi và miệng.
- Viêm đa khoang ORT: gà hay ngớp ngáp, khò khè khó thở.
- Do bệnh Newcastle với biểu hiện ăn không tiêu, vón cục.
- Gà bị nhốt trong môi trường ẩm thấp, chật chội.
- Do lây từ gà trong chuồng.
Gà lên đờm do thay đổi thời tiết
Nguyên nhân khiến gà bị hen khẹc, lên đờm cũng do thay đổi thời tiết, trời trở lạnh. Hay tình trạng này xảy ra cũng có thể do gà được nhốt ở nơi quá thoáng khí để gió lùa vào nhiều.
Có chế thông báo của cơ thể gà đó là xuất hiện đờm, dãi trong khoang miệng. Khi đó người chăn nuôi cần có biện pháp chống lạnh cho gà, đây là cách trị hiệu quả nhất. Cách chữa cho gà bị đờm do nguyên nhân này sẽ ít tốn công sức chăm sóc hơn.
Do bệnh CRD
Nếu gà mắc phải bệnh CRD thì cũng sinh ra các biểu hiện như sổ mũi, khò khè, mắt có bọt, gà há miệng thở. Mycoplasma gallsepticum là nguyên ngân gây ra bệnh truyền nhiễm này. Mầm bệnh lây lan từ những con gà nhiễm bệnh sang các con gà khỏe mạnh trong đàn. Sư kê cần có cách chữa đờm cho gà chọi hiệu quả nhanh chóng để giảm các triệu chứng phát sinh sau này ảnh hưởng đến gà chọi.
Gà chọi đá về không được vỗ đờm
Sau các trận chiến, tập luyện vần hơi vần đòn mà không được vỗ dãi sẽ lâu dần chắc chắn sẽ để lại các di chứng về sau.
Trong lúc thi đấu có thể gà dính đòn, nuốt phải lông, da của đối thủ hay bị tình trạng sặc ói. Đó là lý do tại sao các sư kê cần thường xuyên vỗ dãi cho gà để tránh chúng bị hen khẹc, bị đờm.
Những triệu chứng thường gặp khi gà bị đờm

Nhận biết gà bị đờm rất dễ, cần kiểm tra 3 bộ phận quan trọng nhất là mắt, mũi, miệng, có thể nhận biết bằng mắt thường. Khi thấy các triệu chứng sau đây thì nên tìm cách chữa cho gà bị đờm khò khè ngay nhé!
Gà khò khè, khó thở
Khi nghe thấy âm thanh khò khè phát ra từ miệng gà thì chắc chắn chúng đã bị mắc bệnh. Do cổ họng, mũi bị bịt kín bởi đờm, dãi nên so với bình thường thì việc thở gần như chỉ bằng ⅔.
Có đờm dãi trong cổ họng
Sẽ thấy xuất hiện đờm, dãi trong cổ họng, mũi khi vạch mồm gà ra. Đó chính là nguyên nhân chính khiến gà khó thở. Hơn thế nữa, đờm dãi còn có mùi khó chịu.
Gà ủ rũ sụt cân
Do hoạt động hô hấp không khỏe mạnh nên gần như các bộ phận của gà đều ảnh hưởng. kéo theo đó sức đề kháng, hấp thu thức ăn kém, lâu ngày dẫn tới việc gà không ăn uống được, gây sụt cân, lông lá xơ xác.
Đi ngoài phân xanh trắng
Do một số nguyên nhân gà bị đờm có thể đi ngoài phân xanh trắng hoặc không đi đứng được, khớp bị viêm. Mỗi triệu chứng có thể do một nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Cách chữa cho gà bị đờm hiệu quả
Khi thấy gà có triệu chứng đầu tiên thì cần xử lý ngay bởi càng để lâu càng khó chữa, thành bệnh mãn tính sẽ gây ra những hậu quả nặng nề. Cũng như có được cach chữa đờm cho gà chọi phù hợp với triệu chứng. Đặc biệt, càng cần cẩn trọng với gà chọi vì chúng sẽ khiến gà không đá được. Dưới đây là cách chữa gà bị khò khè lên đờm bằng thuốc tây hay các cách chữa dân gian an toàn hơn.
Cách chữa cho gà bị đờm bằng thuốc kháng sinh

Khi gặp tình trạng gà đá bị khò khè bị đờm lâu ngày thì lựa chọn đầu tiên của người chăn nuôi đó là sử dụng thuốc kháng sinh. Kháng sinh sẽ giúp cơ thể sản sinh các chất cần thiết, giúp làm giảm và đẩy lùi triệu chứng bệnh. Cần dùng kháng sinh mạnh và liều cao hơn với những con gà bị lâu ngày gần như mãn tính. Nhược điểm của việc sử dụng thuốc kháng sinh là khiến gà mệt, tuy nhiên so với dùng thuốc tây sẽ nhanh khỏi hơn.
Những loại kháng sinh có thể sử dụng:
- Trộn trực tiếp CRD-Pharm, Corymax-pharm, D.T.C Vit vào thức ăn, điều chỉnh liều lượng tùy theo nặng nhẹ.
- Ery : sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối, 1 ngày 1 viên.
- Sử dụng hen đỏ cho gà uống sau 5-6 tiếng sẽ đỡ. Sẽ hết hẳn sau khoảng 3-5 ngày.
Cách chữa đờm cho gà chọi bằng thuốc hen chuyên dụng
Nếu gà thịt số lượng lớn thì có thể sử dụng các loại thuốc hen bán ngoài cửa hàng thú y. Có thể dùng thuốc chuyên dụng từ Thái Lan với những ai nuôi gà đá, gà đòn. Ưu tiên số 1 của các loại thuốc hen của Thái Lan đó là Hen đỏ.
Cách chữa cho gà bị đờm bằng tỏi

Tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên khá an toàn. Chúng có nhiều công dụng trong việc chữa trị bệnh hen, đờm, khò khè, nâng cao sức khỏe cho gà. Chúng còn có ưu điểm dễ sử dụng, dễ kiếm, an toàn, giá rẻ.
- Đập dập tỏi sau đó cho ăn trực tiếp và trộn vào cơm. Cho ăn 1 nhánh nhỏ mỗi lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Đập dập 2-4 tép tỏi hòa với 1-2 lít nước để cho gà uống. Cho uống hằng ngày và dừng lại sau khoảng 4-6 ngày.
- Ngâm tỏi tươi với mật ong hoặc rượu xong để cho gà uống vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ. Với gà chọi áp dụng mỗi lần 0,5cc-1cc. Còn nếu gà nuôi lấy thịt số lượng lớn thì pha với nước là phù hợp.
Cách chữa cho gà bị đờm bằng trầu không ngâm muối
Đập nát lá trầu không sau đó trộn với muối trắng hạt to rồi cho gà uống. Chúng sẽ giảm tiêu đờm hiệu quả, cũng giúp sát khuẩn mà lại an toàn.
Phòng bệnh gà bị khò khè lên đờm
Đây là bệnh dai dẳng nên ưu tiên phòng bệnh trước khi xem xét đến cách chữa cho gà bị đờm khò khè. Dưới đây là cách phòng bệnh hiệu quả. Rồi
Đảm bảo cho gà luôn khỏe mạnh
Gà khỏe mạnh không chỉ giúp chúng chống chọi bệnh bị đờm mà còn nhiều bệnh khác nữa. Cần chú ý đáp ứng đủ chất dinh dưỡng, nước uống cho gà bằng các loại thức ăn như thóc, lúa, rau tươi, cá, thịt đối với gà đá. Còn với gà nuôi lấy thịt thì những loại cám cò, cám tăng trọng, bổ sung them rau củ quả.
Cần có khu vực vận động cho gà bay nhảy. Những chú gà chọi cần phải thường xuyên vần hơi, vần đòn. Khoảng 1-2 lần mỗi tuần với những trận hồ đòn, hơi cơ bản trong 10-12 phút. Sức khỏe của chúng tự khắc sẽ được tăng cường, đảm bảo khi được vận động, phơi nắng đầy đủ.
Việc này giúp tăng đề kháng tự nhiên giúp tăng hiệu quả của cách chữa cho gà bị đờm.
Tiêm phòng đầy đủ vacxin
Một việc không thể thiếu khi nuôi gà chọi hay gà thịt đó là tiêm phòng vacxin giúp chúng khỏe mạnh. Hạn chế bệnh tật đồng thời giúp chống chọi với mầm bệnh tốt hơn khi bị nhiễm mầm bệnh từ con khác. Gà tiêm vacxin đầy đủ thường sẽ có tiến triển tốt hơn, giảm khò khè rõ rệt khi người nuôi chăm sóc bằng các cách chữa cho gà bị đờm.
Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ
Cần đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, thông thoáng để giảm thiểu các yếu tố gây bệnh. Định kỳ vài ngày hay một tuần nên chú ý vệ sinh chuồng trại. Để tránh mầm bệnh lây lan thì cần thay mới chất độn chuồng bằng vỏ trấu hoặc cát. Rắc vôi bột khử trùng hợp lý.
Giữ nhiệt độ chuồng luôn ổn định, thông thoáng, tránh gió lùa, cần bổ sung hệ thống đèn sưởi vào mùa đông.
Với những chia sẻ của chúng tôi hy vọng rằng bạn đã biết được cách chữa cho gà bị đờm khò khè. Nếu cần thêm sự trợ giúp vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi nhé!